Thực hiện kế hoạch số 560/KH-PGDĐT ngày 04/6/2024 của Phòng GD&ĐT Châu Thành về kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non như sau:
Thời gian tập huấn: Ngày 10/10/2024 (Bắt đầu lúc 8 giờ )
Địa điểm: Hội trường Trung tâm văn hoá thể thao và học tập cộng đồng xã An Lục Long
Chuyên đề: – Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non
THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ đã trao đổi, chia sẻ :Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo giai đoạn từ 3-5 tuổi, trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Vì vậy giáo dục giới tính cho trẻ Mầm non là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Giáo dục giới tính không chỉ giúp trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, một số hành vi và biểu hiện gây ảnh hưởng đến trẻ mà còn giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại có thể gặp phải bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Do đó để việc giáo dục giới tính cho trẻ sẽ mang lại hiệu quả; tùy vào từng độ tuổi cụ thể mà giáo viên lựa chọn những nội dung giáo dục giới tính phù hợp kết hợp phương pháp truyền tải dễ hiểu và hiệu quả để trẻ có thể tiếp nhận một cách đúng đắn nhất.
Qua chuyên đề trên, cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm hơn đến việc giáo dục giới tính cho trẻ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ và người chăm sóc trẻ nhằm mục đích mang lại sự an toàn tuyệt đối cho trẻ
CHUYÊN ĐỀ: Xây dựng trường học hạnh phúc
THÔNG QUA CHUYÊN ĐỀ đã trao đổi, chia sẻ:Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy và tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình. Hơn thế nữa, trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo.với đội ngũ cán bộ giáo viên về những kiến thức, kỹ năng xây dựng trường học hạnh phúc qua các phương pháp: Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, mối quan hệ tích cực, xây dựng môi trường sống tích cực; 6 kỹ năng (thân thiện, xác định hệ quả hành vi, lựa chọn hành vi, nhận diện cảm xúc, làm chủ cảm xúc) và phương pháp kỷ luật tích cực.